Posted on: November 30, 2019 Posted by: admin Comments: 0

Tam Trụ và Bộ Cá tra câm nín để mặc cho Tập Cận Bình Lộng Hành Trên Biển Đông !



‘Vòng vây pháp lý’ để đấu tranh với Trung Quốc trên Biển Đông
Kể từ ngày 18/6/2019, Tàu hải cảnh của Bắc Kinh tiến vào Bãi Tư Chính và sau đó, từ ngày 03/7/2019 tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 đã biến Bãi Tư Chính thành ao nhà của Trung Quốc. Trong mấy tháng liền, Hải Dương 8 hoạt động khảo sát tại vùng biển này một cách an nhiên tự tại, cố ý phát tín hiệu AIS để lộ diện dữ liệu theo dõi hàng hải nhằm khẳng định chủ quyền.

Cuối tháng 9/2019, Bắc Kinh xâm lược Biển Đông bằng giàn khoan và tàu cẩu lớn nhất của họ – Hải Dương Thạch Du 982 và Lam Kình.

Cùng lúc, vào ngày 18.09.2019 người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Cảnh Sảng thẳng thừng tuyên bố Việt Nam đã vi phạm những ký kết song phương với Trung Quốc và từ đó lên án Việt Nam đã xâm phạm quyền lợi của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính.

Mới đây, ngày 08.11.2019, từ Bãi Tư Chính, Cảnh Sảng mở rộng thêm địa bàn chiếm đóng và xâm lược bằng tuyên bố khẳng định quần đảo Trường Sa thuộc về Trung Quốc và lên án Việt Nam “chiếm đóng Nam Sa” (tức Trường Sa).

Tất cả diễn biến đã được các đạo diễn và xưởng phim từ Tử Cấm Thành trình chiếu cho dân Tàu với thông điệp rõ ràng đây là “vùng biển của ta” và sự hiện diện khai thác của Việt Nam với dàn khoan Hakuryu-5 của Nhật là hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.

Trước toàn bộ vụ việc kéo dài nhiều tháng, người đứng đầu đảng và nước là Nguyễn Phú Trọng im lặng. Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nín khe. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tự bịt mồm để nhởn nhơ với niềm sung sướng còn lâng lâng sau lần dung dăng dung dẻ bên cạnh Tập Cận Bình vào ngày 12 tháng 7.
Các quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế nên phối hợp cùng nhau tạo thành một ‘vòng vây pháp lý chặt chẽ’ mà Trung Quốc không thể nào né tránh được trên vấn đề Biển Đông và Việt Nam nên cân nhắc kiện Trung Quốc về hành vi xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của họ, các học giả về Biển Đông khuyến nghị tại một hội thảo mới đây ở Washington DC.

Hội thảo với chủ đề ‘Tham vọng hàng hải của Trung Quốc ở chuỗi đảo thứ nhất và xa hơn nữa’ được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức hôm 18/11 đã phân tích những hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông, Biển Hoa Đông, các đảo quốc Thái Bình Dương và đề xuất sự phối hợp về chính sách trong khu vực.

Trên mặt trận pháp lý, hành động nổi tiếng nhất ở Biển Đông là vụ kiện của Philippines vốn được Tòa trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết vào giữa năm 2016 rằng ‘chủ quyền lịch sử’ mà Trung Quốc tuyên bố đối với đường chín đoạn trên Biển Đông là ‘không có cơ sở’ trong luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết này với lập luận rằng ‘chủ quyền lịch sử’ của họ có trước khi Công ước Quốc tế về Luật Biển được ký kết vào năm 1982. Mặt khác, phán quyết của PCA không hề có cơ chế thực thi để buộc Bắc Kinh từ bỏ đường chín đoạn của mình.

Muốn tự làm luật?

Đánh giá về lập trường của Trung Quốc, bà Atsuko Kanehara, giáo sư về Luật Quốc tế thuộc Đại học Sophia, Nhật Bản, cho rằng Bắc Kinh ‘muốn đơn phương thay đổi luật pháp quốc tế một cách cưỡng bức’.

“Về mặt nguyên tắc, luật pháp quốc tế được tạo ra dựa trên sự đồng ý của các quốc gia có chủ quyền,” bà giải thích.

“Từng nước không được phép đơn phương viết nên luật quốc tế,” bà nói thêm và nhấn mạnh rằng Trung Quốc ‘đã đơn phương’ đòi hỏi ‘quyền lịch sử’ trên Biển Đông.

Tuy nhiên, bà cũng cho rằng có một số trường hợp luật quốc tế cho phép mỗi nước được hành động đơn phương, chẳng hạn như xác định giới hạn của phạm vi của quyền tài phán đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nhưng việc tự xác định này ‘phải dựa trên các điều luật liên quan’.

Do đó, bà Kanehara nói yêu sách chủ quyền đơn phương của Trung Quốc không dựa trên luật pháp quốc tế là ‘đáng lên án’ và ‘sai trái’.

Không chỉ vi phạm luật quốc tế với yêu sách chủ quyền mà hành động của Bắc Kinh trên thực địa cũng ‘đi ngược lại luật pháp quốc tế’, vị giáo sư đến từ Nhật nói tại hội thảo.
Ủng Hộ Kênh Bằng Cách Like & Subscribe & Share: Hãy bấm vào hình cái chuông 🔕 để nhận được thông báo khi có video mới
Hãy nhấn nút Đăng Ký (Subscribe) để nhận những Video mới nhất của chúng tôi, nhấn Like để ủng hộ tác giả và phát triển kênh. Chúng tôi vô cùng biết ơn việc làm đó của các bạn!
#conghoathoibaoyoutube #tintức #youtube

source: https://medinaportal.net

Xem thêm các bài viết về Kinh Doanh: https://medinaportal.net/category/kinh-doanh/

Categories:

Leave a Comment