Posted on: October 29, 2019 Posted by: admin Comments: 25

“Kỷ luật là sự Thất bại của giáo dục”: Cô Nếp – GV tiểu học Thái Bình | Thầy cô chúng ta đã thay đổi



Chỉ hơn 4 phút chia sẻ về nghề gõ đầu trẻ của cô Nếp, giáo viên tiểu học ở Bắc Sơn, Hưng Hà, Thái Bình, khán giả của Gala Thầy cô chúng ta đã thay đổi trải qua mọi cung bậc cảm xúc, từ phá lên cười tới trầm tư và cả những giọt nước mắt.
Liệu kỷ luật có phải là giải pháp tốt nhất cho một lớp học tốt, và những gì người giáo viên nhận được từ kỷ luật là gì? Cùng xem và cùng ngẫm nhé các bạn.
———————————————————————————————————–
Cách đây gần 3 năm, chương trình Thầy cô chúng ta đã thay đổi đã trở thành bước đi đầu tiên cho hành trình thay đổi mối quan hệ thầy cô và học trò trong nhà trường – đã mang lại những bất ngờ cho rất nhiều người đang làm trong ngành giáo dục bởi những câu chuyện hết sức chân thành, gần gũi. 8 thầy cô giáo đến từ các tỉnh thành trên toàn quốc, với những hành trình khác nhau, họ đã dũng cảm công khai lớp học của mình và chấp nhận “dấn thân” vào một hành trình đầy thử thách để trở thành một người giáo viên mẫu mực. Thông qua sự tư vấn, đào tạo và huấn luyện của đội ngũ chuyên gia đến từ Việt Nam và Hàn Quốc của chương trình, 8 giáo viên đã không chỉ mở ra sự thay đổi của chính bản thân mình mà còn của rất nhiều giáo viên trên khắp cả nước.
Đặc biệt, ngoài 8 thầy cô giáo, chương trình còn có sự hiện diện của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo, ông Phùng Xuân Nhạ; Tổng Giám đốc Đài THVN, ông Trần Bình Minh; Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, ông Bùi Minh Đức. Ngoài ra còn có ban cố vấn của chương trình Thầy cô chúng ta đã thay đổi, cùng nhiều quý vị làm việc trong các Sở, Ban, Ngành giáo dục và các giáo viên, các thầy hiệu trưởng đến từ nhiều trường học trên cả nước…

Và chương trình Thay đổi vì một trường học hạnh phúc chính là nơi để chúng ta cùng lắng nghe các câu chuyện, góc nhìn từ giáo viên, hiệu trưởng các trường – những người đã tìm ra được cách thức để chuyển hóa chính mình, vượt lên trên áp lực, từng bước xây dựng lớp học hạnh phúc, và chia sẻ của chính các bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
——————————————————————————————————-
➢Cảm ơn các bạn đã theo dõi! Rất mong được sự ủng hộ bằng cách LIKE và SUBSCRIBE!

❤ VTV7- Vì một xã hội học tập ❤
———————————————————————————–
Link Fanpage Facebook:
➢ VTV7:
➢ VTV7 KIDS:
➢ Website VTV7:

source: https://medinaportal.net

Xem thêm các bài viết về Kinh Doanh: https://medinaportal.net/category/kinh-doanh/

Categories:

25 People reacted on this

  1. vậy thôi, dẹp mẹ cái giáo dục đi, muốn làm gì làm, như quân đội mà còn có đổ đốn, giáo dục không kỷ luật thì gọi là giáo dục cái gì nữa

  2. Hy vọng các bạn đang trong nghề thay đổi tư duy, tôi cũng suýt theo nghề giáo, tôi cũng đã từng mang những quan điểm tương tự như cô giáo ấy. Các bạn tôi liệu có suy nghĩ được thấu đáo vậy không hay vẫn bạo lực với học sinh vậy

  3. Co giao dam manh dan nhu vay rat hay? Ky thuat thi rat tot? Nhung dang sau do toan la tieng dan mach khong? Ra doi cung toan tieng dan mach luon. Cac nha lanh dao chi toi ngay thanh tich, huy chuong, co y nghia gi?

  4. Thật sự mình thấy sự tiếp thu của mỗi người sẽ khác nhau …trên giảng đường thì các cô chỉ đk day với 1 đối tượng tiểu biểu nhất là học sinh nhưng không phải cá biệt…thường thì bạn nào học giỏi thì cô nào cũng quý, ai mà dốt thì tư biết rồi…Thật ra thì có ai muốn học dốt đâu bản thân hs đó cũng kho chịu cũng áp lực lắm chứ,,,áp lực từ thầy cô bạn bè rồi gia đình nữa …=)học dốt tức cô giáo dạy không hoàn toàn là giỏi ,,,những câu người ta cũng là người mình cũng là người" sao ban lai học giỏi còn cậu thì không học được "thực sự câu hỏi đó cực kỳ ngu luôn..cho thấy sự bảo thủ áp đặt cho học sinh ai cũng phải như ai….đó là quan niệm sai lam…cái đó là tai thầy cô chưa đủ tài….nhưng thực sự thì 9,99 hay 10 cũng như nhau thôi,,,học sinh lên làm thây cô giáo và cô giáo lại làm hs thì cũng vậy thôi….rất khó để đánh giá….nhưng để làm thây giỏi với mình ông chu văn an cũng chẳng có gì giỏi vì dạy toàn ngươi giỏi

  5. Giáo viên vỹ đại là giáo viên hiểu được tấm lòng của học sinh. Sự thay đổi xuất phát từ tấm lòng. Chúc cô luôn công tác tốt trong sự nghiệp giáo dục.

  6. Kỷ luật rất cần thiết vì không có công ti nào tiếp nhận một nhân viên không có tính kỉ luật cả. Nhưng cái gì quá thì cũng không tốt. Giống như ăn vậy. Không ăn thì chết ăn quá thì cũng chết.

  7. Mih thấy cũng đúng tại hs tiểu hc dùng tình thương để giáo dục thì hay hơn, đến cấp 2 cấp 3 thì chắc chắn phải có kỉ luật r.

  8. Câu nói quá sai, làm giáo dục mà vô kỉ luật thì xin nghỉ việc đi. Không có kỉ luật thì trường không ra trường lớp không ra lớp, giáo viên và hs là cá mè một lứa. Gia đình không có kỉ luật là gia đình mất dạy. Xh không có kỉ luật thì mạnh ai lấy làm là một xh thối nát. Gia đình cô này không biết có tốt hay không nếu nếp nhà không có kỉ luật. Tại sao bon công ty nước ngoài làm ăn ngày một thành đạt còn các công ty của nhà nước hay thua lỗ ? Vì bọn nó làm có kỉ luật đó còn mình thì vì tình cảm. Một quân đội không có kỉ luật sẽ ra sao? Thôi… Thôi … Cô nghỉ việc đi. Hs đạo Đức ngày càng xuống cấp vì nó sống vô kỉ luật đó.

Leave a Comment