Posted on: October 30, 2019 Posted by: admin Comments: 0

Huawei Mate 30 Pro, Pixel 4 và cái chết – hay đúng hơn là cuộc tự sát của DxOMark



Cũng theo cùng một cách AnTuTu là đại diện cho kỷ nguyên smartphone mới bùng nổ, DxOMark có thể coi là một con số đại diện cho thời kỳ smartphone bão hòa. Khi không còn nhiều những cải tiến có nghĩa về mặt tính năng, các nhà sản xuất smartphone tiến hành đầu tư mạnh mẽ vào ảnh chụp, và DxO là đại diện cho sự đầu tư này. Con số đánh giá chất lượng ảnh chụp được đặc biệt chú ý khi Google vén màn thế hệ Pixel đầu tiên vào năm 2016. Một năm sau, Apple cũng khoe DxOMark, Xiaomi cũng khoe, Samsung cũng khoe… Nhưng nói đến DxOMark là nói đến Huawei. Trong vòng 2 năm gần đây, khi Huawei vén màn smartphone đầu bảng mới, DxOMark sẽ ngay lập tức xướng tên chiếc smartphone ở vị trí số 1 bảng xếp hạng ảnh chụp. Nói DxOMark là sân nhà của Huawei cũng không hề sai…  Mùa smartphone cuối năm 2019, quy luật này vẫn chẳng có gì thay đổi. Sau khi Galaxy Note10 Plus chiếm vị trí dẫn đầu khỏi tay Huawei P30 Pro và Galaxy S10 5G chỉ vài tuần lễ, Mate 30 Pro đã ngay lập tức vươn lên. Sự cách biệt giữa Mate 30 Pro và Galaxy Note10 5G lên tới 4 điểm, cho phép Huawei trở lại vị trí số 1 một cách tuyệt đối…  Nhưng có một điều đã khác: trong sự kiện Mate 30 Pro, Huawei không hề nhắc đến DxOMark nữa. Trước đây, cho đến tận P30 Pro, Huawei đã luôn mang con số này ra khoe. Không hiểu rằng với Mate 30, nhà sản xuất Trung Quốc đã chán nản bỏ cuộc (vì mẫu smartphone này bị cấm cài đặt dịch vụ Google), hay là muốn trả lại hình ảnh khách quan cho DxOMark?  Bất kể suy nghĩ thực sự của Huawei là gì, có thể thấy toàn bộ ngành công nghệ smartphone đều đang bớt mặn mà với DxO. Apple chỉ khoe DxO một lần duy nhất vào năm 2017. Xiaomi không hề khoe điểm cho Mi 9 hay Mi Mix Alpha, trong khi dòng Mix vẫn luôn được tự phong là “smartphone cho ảnh chụp”. Google từ năm ngoái đã không còn khoe điểm DxO cho Pixel 3 tại sự kiện. Với Pixel 4 ra mắt ngày 15/10, Google tiếp tục bỏ qua con số đã được chính Pixel 1 đưa lên bản đồ smartphone thế giới. Hiển nhiên, ngừng khoe điểm DxO không có nghĩa rằng các nhà sản xuất đã ngừng khoe chất lượng ảnh chụp. Tại một sự kiện, họ vẫn luôn dành những lời có cánh cho smartphone của mình, nhưng đã không còn coi DxOMark là đại diện cho ảnh chụp smartphone nữa. Thay đổi này đi kèm với một sự thật đau lòng dành cho DxO: con đường sống của công ty này cũng là con đường dẫn vào sự quên lãng.  Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, phó chủ tịch OPPO lên tiếng mỉa mai DxO là không cần thiết: “Bạn có thực sự cần DXO không? Tại sao tất cả camera đều phải quy về một tiêu chuẩn duy nhất? Ý tôi là, chúng ta có thể cần các đơn vị đánh giá, nhưng một thứ mang tính chủ quan như ảnh chụp liệu có nên quy về một tiêu chuẩn? Như là, để làm đẹp tất cả mọi người về một kiểu”.  Quả thật là như vậy, lịch sử của DxO đã luôn xoay quanh một tranh cãi duy nhất: làm thế nào để định nghĩa ra “cái đẹp”. Đầu năm nay, một trong những chìa khóa giúp cho Huawei P30 Pro vươn lên ngôi vương là cảm biến nhạy sáng RYYB. Thế nhưng, một cuộc bỏ phiếu khách quan (bầu ảnh chụp mà không nói tên điện thoại) củ

source: https://medinaportal.net

Xem thêm các bài viết về Công Nghệ: https://medinaportal.net/category/cong-nghe/

Categories:

Leave a Comment